Nghiên cứu tính kích ứng da và tác dụng giảm đau của Xịt Cốt thống Tuệ Tĩnh trên động vật thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tính kích ứng da thỏ và tác dụng giảm đau của Xịt Cốt thống Tuệ Tĩnh trên chuột nhắt trắng.
Đối tượng và phương pháp: Thử kích ứng da thỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và OECD. Thử tác dụng giảm đau bằng phương pháp dùng nhiệt kích thích và châm kim. Ở mỗi thử nghiệm, chuột được chia thành 4 lô, mỗi lô 10 con, trong đó 1 lô chứng âm được xịt nước cất, 1 lô chứng dương xịt Salonpas Jet Spray và 2 lô còn lại dùng Xịt Cốt thống Tuệ Tĩnh.
Kết quả: Với liều 1,0 ml bôi trên da thỏ diện tích 2,5 cm x 2,5 cm, mẫu thử không gây viêm, ban đỏ hay phù nề da thỏ. Với liều 0,36 ml, mẫu thử có tác dụng kéo dài thời gian phản ứng với đau do nhiệt (p < 0,001), làm tăng có ý nghĩa thống kê lực gây đau và thời gian phản ứng với đau do châm kim so với trước khi dùng thuốc (p<0,05 và p<0,01).
Kết luận: Xịt Cốt thống Tuệ Tĩnh và hỗn hợp Xịt Cốt thống-ethanol 700 (1:1) không gây kích ứng da thỏ, đồng thời có cả tác dụng giảm đau trung ương và giảm đau ngoại vi ở chuột nhắt trắng với liều 0,36 ml/ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xịt Cốt thống Tuệ Tĩnh, kích ứng da, mâm nóng, châm kim, tác dụng giảm đau.
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản thời đại, 2011.
3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung và CS. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006, Tập I, Tập II.
4. Huỳnh Thị Kiều Nương, Nguyễn Ngọc Chi Lan, Nguyễn Hoàng Ngân, Lê Minh Hoàng. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của bài thuốc Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang trên động vật thực nghiệm. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2022, 519(2).
5. OECD. OECD Guidelines for testing of Chemicals, Acute Dermal Irritation/Corrosion, 2015, N.404.
6. Bộ Y tế. Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm và phương pháp thử kích ứng trên da, Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 1999.
7. Gerhard Vogel H. Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Springer, 2016, pp.669-774.
8. Deuis J. R., Dvorakova L. S., Vetter I. Method used to evaluate pain behaviors in rodents. Front Mol Neurosci, 2017, 10, pp.284.
9. GAO Wei-song, ZHU Jian-ping. Analgesic effect of Yatongling Spray on experimental pain in mice. China Academic Journal Electronic Publishing House, 2009, 14 (5), pp.528-530.
10.Sneha Ranade, Amrita Bajaj, Vaishali Londhe, Najib Babul, Danny Kao.Fabrication of topical metered dose film forming sprays for pain management. European Journal of Pharmaceutical Sciences, 2017, Volume 100, pp. 132-141.