Nghiên cứu độc tính bán trường diễn và tác dụng chống loét dạ dày của viên nang cứng Khôi tím Bavieco trên chuột cống trắng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng chống loét dạ dày thực nghiệm của viên nang cứng Khôi tím Bavieco.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính bán trường diễn theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam và tác dụng chống loét dạ dày trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin ở chuột cống trắng Wistar.
Kết quả: Các chuột vẫn hoạt động, đi lại, ăn uống, đại tiểu tiện bình thường. Trọng lượng chuột các lô tăng lên có ý nghĩa thống kê ở ngày 15 và 30 so với ngày 0 (p<0,001), nhưng không có sự khác biệt giữa lô chứng và lô dùng thuốc (p>0,05). Các chỉ số huyết học, sinh hóa và mô học gan, thận của chuột giữa lô chứng và lô dùng thuốc và giữa các thời điểm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Viên Khôi Tím Bavieco ở cả hai liều 415,8 mg/kg/ngày và 1.247,4 mg/kg/ngày × 30 ngày có khả năng làm giảm chỉ số loét, phần trăm ức chế loét và giảm tổn thương trên vi thể dạ dày của chuột.
Kết luận: Viên Khôi tím Bavieco với liều uống 415,8 mg/kg/ngày và 1.247,4 mg/kg/ngày × 30 ngày không gây độc thể trạng, chức năng tạo máu, chức năng gan và thận của chuột, có tác dụng chống loét dạ dày trên mô hình gây loét bằng indomethacin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khôi tím Bavieco, bán trường diễn, loét dạ dày, indomethacin.
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Quý Châu. Bệnh học Nội khoa, Tập 2, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2012.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015, tr. 13-17.
4. Nguyễn Thượng Dong. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2006, tr.140,
5. Reddy VP, Sudheshna G, Afsar SK, et al. Valuation of antiulcer activity of Citrullus colocynthis fruit against pylorus ligation induced ulcers in male wistar rats. Int J Pharm Pharm Sci, 2012, 4(2), pp. 446-451
6. Simões S, Lopes R, Campos MCD, Marruz MJ, da Cruz MEM, Corvo L. Animal models of acute gastric mucosal injury: Macroscopic and microscopic evaluation. Animal Model Exp Med, 2019, 2(2), pp.121-12.
7. Murugan S., Solanki H., Purusothaman D., Bethapudi B., Ravalji M., and Mundkinajeddu D. Safety Evaluation of Standardized Extract of Curcuma longa (NRINF-02): A 90-Day Subchronic Oral Toxicity Study in Rats. BioMed Research International, 2021, Volume 2021, Article ID 6671853, 14 pages.
8. Kamsu G. T., Fodouop S.P.C., Tagne R.S., Kodjio N., Fakam A.L.N., Gatsing D. Evaluation of the Acute and Sub-chronic Toxicity of the Ethanolic Extract of Curcuma longa (Zingiberaceae) in Wistar Albino Rats. Modern Chemistry and Applications, 2019, Vol. 7, Iss. 1 No: 267, pp.1-9.