Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của chế phẩm “Viên xương khớp vương hoạt” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

Vi Thị Thu Hằng1,, Phạm Thủy Phương1, Đỗ Mạnh Sơn1, Phan Văn Lọng1, Phạm Thanh Tùng1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau và cải thiện tầm vận động của chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh với đối chứng, so sánh trước sau điều trị, theo cỡ mẫu thuận tiện. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân có đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong thời gian từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 9 năm 2022.
Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (NNC) và nhóm đối chứng (NĐC), được điều trị bằng phương pháp nền là điện châm, trong đó: NNC kết hợp sử dụng chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt” kết hợp điện châm; NĐC dùng điện châm; đánh giá dựa trên thang điểm đau VAS, tầm vận động cột sống thắt lưng, chức năng sinh hoạt hàng ngày và kết quả điều trị sau 28 ngày.
Kết quả: Sau 28 ngày điều trị, đánh giá kết quả điều trị chung của NNC với kết quả điều trị tốt và khá là: 96,7% cao hơn NĐC là: 90%. Trong đó, ở NNC với kết quả điều trị tốt là: 76,7%, kết quả điều trị khá là 20% và kết quả điều trị trung bình là: 3,3%, còn ở NĐC với kết quả điều trị tốt là: 46,7%, kết quả điều trị khá là: 43,3% và kết quả điều trị trung bình là 10%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yoshihito Sakai (2012), Low back pain – Pathogenesis and treatment, Croatia, pp. 9 – 10.
2. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh xương khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 124 -127, Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ – BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế, chủ biên Phạm Vũ Khánh (2009), Lão khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 189 -194.
4. Hải Thượng Lãn Ông (2016), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, tr.259 -261.
5. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Bài giảng y học cổ truyền, tập II, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 166 -168, tr. 358 – 364.
6. Lê Quý Ngưu (2009), Từ điển huyệt vị châm cứu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
7. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2013), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 13, 15, 80, 166 – 175, 192 – 204.