Độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm của xáo tam phân (Paramignya trimera Oliv.) trên động vật thực nghiệm

Nguyễn Công Định1,, Nguyễn Tiến Chung2, Nguyễn Hữu Đức Minh3, Đặng Hoàng Phú4
1 Học viên Cao học khóa 12
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
3 Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
4 Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu xác định được cao chiết lá cây Xáo tam phân có tác dụng chông viêm cấp trên mô hình gầy phù chân chuột bằng carrageenan, tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây phù chân chuột bằng FCA ở các mức liều 0,2g/kg, 0,4g/kg và 1g/kg. Cao chiết Xáo tam phân có tác dụng giảm đau trung ương trên mô hình nhúng đuôi tail immersion, tác dụng giảm đau ngoại vi trên mô hình gây đau quặn ở chuột ở các mức liều 0,2g/kg, 0,4g/ kg và 1g/kg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu”, trang 9-13, 18-27.
2. Nguyễn Minh Khởi, Phạm Thị Tuyết Hằng, Đỗ Thị Phương (2013), Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng bảo vệ gan và tác dụng gây độc tế bào ung thư của xáo tam phân, Tạp chí Dược liệu, 18 (1), trang 14-20.
3. Nguyễn Thị Diệu Thuần (2015), Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của loài xáo leo (Paramignya scandens (Griff.) Craib.) ở Lâm Đồng, Luận án Tiến sỹ khoa học, Viện Hóa Sinh Biển, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 1–120.
4. Nguyễn Mạnh Cường, Hồ Việt Đức, Nguyễn Văn Tài và cộng sự (2013), Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học cây Xáo tam phân họ Rutaceae, Tạp chí Hóa học, 51, trang 292-296.
5. Phạm Huy Bách, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Thị Hà Ly, Nguyễn Minh Khởi và cộng sự (2013), Phân lập và định lượng ostruthin trong dược liệu xáo tam phân thu hái tại Việt Nam, Tạp chí Dược liệu, 18(3), trang 173-178.