Đánh giá hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phát
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phát.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán bàng quang tăng hoạt nguyên phát, tình nguyện tham gia nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu điều trị bằng điện châm kết hợp uống Solifenacin 5 mg/ngày, nhóm đối chứng điều trị bằng uống Solifenacin 5mg/ngày. So sánh kết quả trước và sau điều trị.
Kết quả: Sau điều trị, số lần tiểu gấp giảm từ 6,47 ± 1,53 xuống 0,83 ± 0,70 với p < 0,05, tốt hơn nhóm ĐC (p < 0,01), số lần tiểu ngày giảm từ 9,30 ± 1,99 xuống 5,97 ± 1,13 với p < 0,05, tốt hơn nhóm ĐC (p = 0,01), số lần tiểu đêm giảm từ 2,60 ± 1,00 xuống 0,87 ± 0,43 với p < 0,05, tốt hơn nhóm ĐC (p < 0,01), Số lần són tiểu gấp giảm từ 1,23 ± 1,79 xuống 0,03 ± 0,18 với p < 0,05, Điểm OABSS Homma giảm từ 9,53 ± 2,50 xuống 4,07 ± 1,53 với p < 0,05, tốt hơn nhóm ĐC (p < 0,01), Điểm chất lượng cuộc sống UDI-6 giảm từ 6,80 ± 1,73 xuống 2,27 ± 1,11 với p < 0,05, tốt hơn nhóm ĐC (p < 0,01).
Kết luận: Điện châm có hiệu quả tốt trong điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bàng quang tăng hoạt, điện châm.
Tài liệu tham khảo
2. Forde J. C, Jaffe E, Stone B. V, et al (2016). The role of acupuncture in managing overactive bladder; a review of the literature. International urogynecology journal, 27(11), p1645–1651.
3. Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu, Quy trình 277, tr44-46.
4. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Nội khoa Y học cổ truyền (sách dùng cho đối tượng sau đại học), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Châm cứu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.