Hiệu quả điều trị điểm đau khu trú cơ xương khớp bằng kỹ thuật sóng xung kích tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2021

Lê Đình Vinh1,, Hồ Sỹ Sơn1, Lương Công Toàn1
1 Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả điều trị điểm đau xương khớp bằng kỹ thuật sóng xung kích.


Đối tượng phương pháp: 138 bệnh nhân tuổi từ 30 đến 91 (tuổi trung bình 60,7) có chỉ định điều trị và đồng ý tham gia nghiên cứu với phương pháp can thiệp lâm sàng, có so sánh trước và sau điều trị.


Kết quả: Sau điều trị 67,7% bệnh nhân giảm đau nhiều (ở mức độ xếp loại đáp ứng điều trị khá: giảm đau 61% đến 80% so với số điểm ban đầu); 26,3% giảm vừa (giảm 40 - 60%); chỉ 6,1% giảm ít (giảm <40%); Hiệu quả giảm đau theo nhóm bệnh lý hầu hết đạt kết quả tốt, trong đó hội chứng cổ vai đạt tỷ lệ cao nhất (91,7%), Thoái hóa khớp gối là 71,3% và thấp nhất là Hội chứng đau lưng 63,0%; Không gặp tai biến hay tác dụng phụ (sưng bầm, tụ máu) trong quá trình điều trị.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương (2010), Đau thần kinh: cơ chế bệnh sinh, lâm sàng và điều trị, Hội nghị thần kinh khu vực Hà Nội 2010.
2. Hà Hoàng Kiệm (2019), Điều trị bằng sóng xung kích (Shockwave Therapy), truy cập ngày 28/02/2021, tại trang web http://hahoangkiem.com/vat-ly-tri-lieu/dieu-tri-bang-song-Xung-kich-shockwave
-therapy-3687.html.
3. Nguyễn Ngọc Thành và Luyện Văn Cường và cộng sự (2018), "Hiệu quả điều trị đau khu trú cơ Xương khớp bằng kỹ thuật sóng xung kích", Tạp chí Phục hồi chức năng. Số 6 - 6/2018, tr. 65.
4. Lê Anh Thư (2014), Bệnh Xương khớp: Những con số báo động!, truy cập ngày 28/02/2021, tại trang web https://jexmax.com.vn/tin-tuc/benh-Xuong-khop-nhung-con-so-bao-dong-c1a545.html
5. Apostolos Kontzias MD (2017), Osteochondrosis Stony Brook University School of Medicine, ed.
6. G. CruccuT. Z. Aziz & Et al, (2007), "EFNS guidelines on neurostimulation therapy for neuropathic pain", European Journal of Neurology 2007. 14, pp. 952–970.