Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết húng quế Ocimum basilicum L. Lamiaceae đến chức năng thận thỏ

Nguyễn Thị Loan1,, Trần Văn Minh2, Trần Thanh Dương2, Nguyễn Thị Minh Thu3
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 - 7 năm 2021, tại Viện Sốt rét - sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội.


Mục tiêu: Thử ảnh hưởng của dịch chiết nước Húng quế (Ocimum basilicum L. Lamiaceae) đến chức năng thận của thỏ.


Phương pháp: Tiến hành theo hướng dẫn của Bộ Y tế OECD về thử độc tính bán trường diễn. Dịch chiết nước húng quế được dùng bằng đường uống trên thỏ 2 mức liều 0,6 1,8 g/kg/ngày x 28 ngày liên tiếp. Thử nghiệm tiến hành song song với nhóm chứng. Thử nghiệm tiến hành song song với nhóm chứng. Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ để xét nghiệm sinh hóa vào các ngày N0, N14 N29. Mổ 50% số thỏ mỗi vào ngày N29 mổ nốt thỏ ngày N43 để quan sát đại thể thận lấy các thận, làm tiêu bản đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến hình thái vi thể thận thỏ. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: hàm lượng creatinin huyết thanh, những biến đổi bất thường của hình thái đại thể và vi thể thận thỏ (nếu có).


Kết quả: Hàm lượng creatinin các uống dịch chiết húng quế liều 0,6 1,8 g/kg/ngày × 28 ngày tại N14 N29 thay đổi không ý nghĩa thống so với N0 so với chứng tại các thời điểm tương ứng với N0 (các giá trị p > 0,05). Hình thái đại thể thận thỏ của tất cả các thí nghiệm tại N29 N43 đều bình thường, nhu mô mềm, mịn, không sung huyết. Cấu trúc vi thể: Ở các lô chứng và lô dùng thuốc, ống thận bình thường, tỷ lệ thỏ bị sung huyết nhẹ cầu thận tương ứng 2/5, 2/5 3/5 ngày N29 3/6, 2/6 3/6 N43.


Kết luận: Dịch chiết nước húng quế không ảnh hưởng đến chức năng thận thỏ thí nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Thị Ánh (2009), Nghiên cứu bước đầu khả năng kháng khuẩn của các loại tinh dầu li trích từ cây Húng quế (Ocimum basilicum L.) và cây Húng cây (Mentha arvensis L.)- Khóa luận tốt nghiệp đại học- ĐH Nông Lâm TP. HCM.
2. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT, Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”.
3. Phạm Thanh Kỳ (Chủ biên) (2015), Dược liệu học, tập II, Sách đào tạo Dược sĩ Đại học, tái bản lần thứ I, Nhà Xuất bản Y học, tr. 243-244.
4. Liêu Thùy Linh, Ngô Nguyễn Nhật Hà, Phan Thị Kim Liên, Hà T T M và cộng sự, (2017), “Khảo sát ảnh hưởng của tinh dầu quế, sả chanh, húng quế, bạc hà và tác dụng kết hợp của chúng tới Saccharomyces cerevisiae và Aspergillus niger”, Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1982-2017), tr. 127-134.
5. A. Bilal, N. Jahan, A. Ahmed, S. N. Bilal, S. Habib, S. Hajra (2012), “Phytochemical and pharmacological studies on Ocimum basilicum Linn - A review”, International Journal of Current Research and Review, Vol 04, Issue 23, p.73-83.
6. Ganter P., Jollis G. (1970) - Histochimie normale et pathologique - Paris Gauthier-Villars, p.1533
7. Keith W.S. (2018), “Basil: A Brief Summary of Potential Health Benefits”, Nutrition today, Volume 53, Number 2, p. 92-97.
8. OECD (2008), “Repeated dose 28-oral toXicity study in rodents”, OECD guidelines for the testing of chemicals, No. 407.
9. Prophet E.B., Mills B., Arrington J.B., Sobin L.H. (1992), Laboratory methods in histotechnology, Washington DC, pp. 151-152.
10. Science direct (2019), “Basil – an overview”, Science direct, 14 pages.