Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết và hàm lượng hoạt chất trong cao của nấm Cordyceps militaris

Trần Văn Thanh1,, Nguyễn Phương Dung1, Đặng Thị Nga1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Lựa chọn được nồng độ dung môi (ethanol) và nhiệt độ đảm bảo hiệu suất chiết và hàm lượng hoạt chất cao nhất trong cao chiết từ nấm Cordycept militaris.


Phương pháp nghiên cứu: Chiết xuất nấm Cordyceps militaris bằng ethanol sử dụng siêu âm; định lượng Adenosine Cordycepin chiết từ nấm Cordyceps militaris) bằng sắc lỏng hiệu năng cao (HPLC).


Kết quả: Chiết xuất nấm cordyceps militaris nhiệt độ phòng (25oC) bằng ethanol (EtOH) các nồng độ: 300; 600 900 cho hiệu suất chiết tương ứng là: 54,95 %; 42,23%; 36,18%; hàm lượng hoạt chất adenosine trung bình:1,2 mg/g; 0,24 mg/g không xác định đươc; hàm lượng hoạt chất cordycepin trung bình (mg/g): 1,88 mg/g; 1,69 mg/g và 1,73 mg/g. Chiết trong EtOH 300 ở các nhiệt độ khác nhau: nhiệt độ phòng (25oC); 40oC; 60oC 80oC cho hiệu suất chiết (%) tương ứng là: 53,4 %; 54,95 %; 52,35 %; 50,26%; hàm lượng hoạt chất adenosine trung bình:1,13 mg/g; 1,2 mg/g; 0,78 mg/g; 0,65 mg/g; hàm lượng hoạt chất cordycepin trung bình: 1,81 mg/g; 1,88 mg/g; 1,91 mg/g; 2,1 mg/g.


Kết luận: Hiệu suất chiết hàm lượng hoạt chất trong cao của nấm cordyceps millitaris chịu ảnh hưởng bởi nồng độ dung môi (ethanol) nhiệt độ. Chiết bằng dung môi ethanol 30% rung siêu âm 40oC điều kiện chiết tối ưu để thu được hiệu suất cao chiết và hàm lượng hoạt chất cao nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Trai, Nguyễn Thiện Thảo (2020). “Nghiên cứu quy trình ly trích và xác định hàm lượng Adenosine trong cao ethanol của đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) bằng HPLC- PDA”, Tạp chí Công thương.
2. Nguyễn Thị Liên Thương, Trịnh Diệp Phương Danh, Nguyễn Văn Hiệp (2016). Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris: Đặc điểm sinh học, giá trị dược liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi nấm, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 9-22.
3. Lê Thị Huyền Trang và cộng sự (2017). “Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất adenosin và cordycepin từ đông trùng hạ thảo nuôi cấy (Cordyceps militaris)”, Tạp chí Dược học, 57 (4).
4. Chang-LiangYAO, Zheng-Ming QIAN (2019). “Profiling and identification of aqueous extract of Cordyceps sinensis by ultra-high performance liquid chromatography tandem quadrupole-orbitrap mass spectrometry”, Chinese Journal of Natural Medicines, 17 (8); 631-640
5. H. S. Tuli, S. S. Sandhu, A. K. Sharma (2014). “Pharmacological and therapeutic potential of Cordyceps with special reference to Cordycepin”, 3 Biotech, 1-12.