Đánh giá nhu cầu sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Thị Minh Tâm Trần, Trung Hậu Bùi

Main Article Content

Abstract

Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. 2.  Phân tích một số yếu tố liên quan sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị Hội chứng dạ dày tá tràng của người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.


Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu 632 người dân được chọn theo phương pháp lấy mẫu cụm và hệ thống. Đánh giá tỉ lệ mắc hội chứng dạ dày tá tràng, đặc điểm bệnh lý, nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền và các yếu tố liên quan đến tình trạng sử dụng y học cổ truyền trong điều trị hội chứng dạ dày tá tràng.


Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 632 người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, có 147 người hiện mắc hội chứng dạ dày tá tràng (HCDDTT) chiếm 23,26%. Trong số người hiện mắc HCDDTT, tỷ lệ có sử dụng phương pháp y học cổ truyền (YHCT) để điều trị là 33,3%, 53,1% người bệnh sử dụng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Nhu cầu sử dụng YHCT để điều trị HCDDTT ở nhóm người hiện mắc bệnh này là 74,1%. Yếu tố liên quan có ý nghĩa đến nhu cầu sử dụng YHCT trong điều trị HCDDTT đối với người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 là tuổi và hiện có mắc HCDDTT.


Kết luận: tỷ lệ người dân có sử dụng phương pháp y học cổ truyền để điều trị hội chứng dạ dày tá tràng ở mức trung bình. Yếu tố liên quan tới nhu cầu sử dụng y học cổ truyền là tuổi và tình trạng hiện có mắc hội chứng dạ dày tá tràng.

Article Details

References

1. Tổng Cục Thống Kê, Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, NXB Thống kê, 2020.
2. Hoàng, Bùi Hữu, Cập nhật thông tin về helicobacter pylori, Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 2009, 4, tr.1109-1112.
3. Phương, Võ Thị Trúc, Đánh giá hiệu quả của bài thuốc Bạch Cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, Luận văn cao học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2018.
4. Đương, Châu, Mô hình bệnh tật Đắk Lắk năm 2015, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2016, 20, tr. 65-70.
5. Bang, Kyung-Sook, et al., Health status and the demand for healthcare among the elderly in the rural Quoc-Oai District of Hanoi in Vietnam, BioMed research international, 2017.
6. Lê Thị Hồng Gấm, Ngọc, Nguyễn Bạch, and Trang, Hà Minh, Thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người bệnh khám tại bệnh viện Quân Y 354 năm 2019 và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học cộng đồng, Viện Sức Khỏe Cộng Đồng, 2020, 59, tr.129-135.
7. Hoàng Thị Hoa Lý, Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2015.
8. Pengpid, Supa and Peltzer, Karl, Utilization of traditional and complementary medicine in Indonesia: results of a national survey in 2014–15, Complementary therapies in clinical practice, 2018, 33, pp.156-163.
9. Võ Thị Kim Anh, Chương, Nguyễn Hồng, Trang, Nguyễn Thị Mỹ, and Hưng, Lê Phú Nguyên, Sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 514, tr.185-189.
10. Huang, Chin-Ying, et al., Prescription patterns of traditional Chinese medicine for peptic ulcer disease in Taiwan: a nationwide population-based study, Journal of Ethnopharmacology, 2015, 176, pp. 311-320.