Đánh giá tác dụng giảm đau của cấy chỉ PDO kết hợp điện châm và uống lục vị địa hoàng trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống tại bệnh viện y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của cấy chỉ PDO kết hợp điện châm và uống Lục vị địa hoàng trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hoá cột sống tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 74 người bệnh được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 37 người. Nhóm nghiên cứu: Cấy chỉ các huyệt BL23, BL24, BL25, BL26 kết hợp điện châm. Nhóm đối chứng: Cấy chỉ giả kết hợp điện châm. Người bệnh được cấy chỉ hoặc giả cấy chỉ mỗi 2 tuần trong 4 tuần, theo dõi thêm 1 tuần sau điều trị. Cả hai nhóm được điều trị điện châm và uống thuốc thang. Kết quả được đánh giá qua VAS và RMDQ tại các thời điểm 1, 2, 4 và 5 tuần. Các tác dụng không mong muốn do cấy chỉ PDO được theo dõi trong quá trình nghiên cứu.
Kết quả: Sau 5 tuần, nhóm nghiên cứu có điểm VAS giảm từ 7,87 ± 1,1 xuống 2,43 ± 0,95, trong khi nhóm đối chứng giảm từ 7,71 ± 0,83 xuống 3,74 ± 1,41 (p<0,001). Tỷ lệ giảm đau tốt ở nhóm nghiên cứu là 70,3%, cao hơn nhóm đối chứng (24,3%) (p<0,05). Chỉ số RMDQ giảm ở nhóm nghiên cứu, từ 16,8 ± 4,26 xuống 2,5 ± 2,9, so với nhóm đối chứng từ 16,7 ± 4,32 xuống 6,8 ± 4,4 (p<0,001). 100% người bệnh được cấy chỉ PDO không xuất hiện tác dụng không mong muốn trong quá trình nghiên cứu.
Kết luận: Cấy chỉ PDO kết hợp điện châm mang lại hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng cột sống thắt lưng tốt hơn so với điện châm đơn thuần. Không ghi nhận tác dụng không mong muốn do cấy chỉ PDO do xảy ra.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Trịnh Thị Diệu Thường, Lê Thị Hồng Nhung. Hiệu quả điện châm tần số cao trên huyệt Hoa Đà Giáp Tích trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng, Đại học Y Dược TP.HCM, 2019.
3. Phạm Thị Thanh Xuân. Hiệu quả giảm đau của điện châm các huyệt Giáp Tích L2-S1 phối hợp với các huyệt bổ Thận Tam âm giao, Phục lưu, Thận du trên bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng thể Thận âm hư, Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, 2022.
4. Hồ Ngọc Liểng. Hiệu quả giảm đau trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng phương pháp cấy chỉ. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 2018, 24(4), tr.192-198.
5. Price DD, McGrath PA, Rafii A, Buckingham B. The validation of visual analogue scales as ratio scale measures for chronic and experimental pain. Pain, 1983, 17(1), pp.45-56. doi:10.1016/0304-3959(83)90126-4.
6. Boonstra AM, Schiphorst Preuper HR, Balk GA, Stewart RE. Cut-off points for mild, moderate, and severe pain on the visual analogue scale for pain in patients with chronic musculoskeletal pain. Pain, 2014, 155(12), pp.2545-2550. doi:10.1016/j.pain.2014.09.014.
7. Stevens ML, Lin CCW, Maher CG. The Roland Morris Disability Questionnaire. Journal of Physiotherapy, 2016, 62(2), pp.116. doi:https://doi.org/10.1016/j.jphys.2015.10.003.
8. Nguyễn Văn Chiến, Bùi Thị Ngọc Hân, Lê Thị Thu Trang. Hiệu quả của cấy chỉ catgut trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021, 140(4), tr.93-102. doi:10.52852/tcncyh.v140i4.137.
9. Kazemi AH, Adel-Mehraban MS, Jamali Dastjerdi M, Alipour R. A comprehensive practical review of acupoint embedding as a semi-permanent acupuncture: A mini review. Medicine, 2024, 103(23), e38314. doi:10.1097/md.0000000000038314.