Đánh giá sự biến đổi hình ảnh viêm bao hoạt dịch khớp vai điều trị bằng viên khớp VINTONG kết hợp điện châm trên siêu âm, X-quang và một số chỉ số lâm sàng

Nguyễn Hoài Thanh Tâm1,, Huỳnh Quang Huy2, Nguyễn Duy Tuân3
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi hình ảnh viêm bao hoạt dịch khớp vai điều trị bằng viên khớp VINTONG kết hợp điện châm trên siêu âm, X-quang và một số chỉ số lâm sàng.


Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng được thực hiện trên 60 bệnh nhân viêm bao hoạt dịch khớp vai tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2020.


Kết quả: Sau 20 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu: 56,7% bệnh nhân hết đau và 43,3% bệnh nhân đau nhẹ; ở nhóm đối chứng: 26,7% bệnh nhân hết đau, 73,3% bệnh nhân đau nhẹ. Sự cải thiện mức độ vận động khớp vai ở nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm đối chứng. Hiệu quả điều trị chung:tỷ lệ đạt tốt ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm đối chứng (tương ứng là 66,7% và 46,7%). Mức độ cải thiện tính chất viêm trên hình ảnh siêu âm, X-quang ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm đối chứng.


Kết luận: Viên khớp VINTONG kết hợp điện châm có hiệu quả trong điều trị viêm bao hoạt dịch khớp vai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Hoài Anh (2001), Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai bằng điện châm, Xoa bóp kết hợp vận động trị liệu, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2016), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.165-176.
3. Hoàng Huyền Châm (2018), Đánh giá kết quảđiều trị viêm quanh khớp vai thể thể đơn thuần của bài thuốc TK1 kết hợp Xoa bóp bấm huyệt. Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam.
4. Lương Thị Dung (2014), Đánh giá tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng bài thuốc “Quyên Tý Thang” kết hợp điện châm và vận động trị liệu, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Huyền, Lê Thị Kiều Hoa (2011), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn bằng vật lý trị liệu kết hợp vận động”, Tạp chí y học thực hành, (772), tr.128-131.
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr.165-176.
7. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2000), Nghiên cứu tổn thương dạ dày tá tràng ở bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị thuốc chống viêm không steroid, Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Đặng Văn Tám (1996), Góp phần nghiên cứu lâm sàng và điều trị viêm quanh khớp vai bằng điện châm Xoa bóp, tóm tắt Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. J. H. Bae, Y. S. Park, H. J. Chang et al. (2014), “Randomized controlled trial for efficacy of capsular distension for adhesive capsulitis: fluoroscopy-guided anterior versus ultrasonography-guided posterolateral approach”, Annals of rehabilitation medicine,38(3), pp.360-368.
10. Cacchio, A., De Blasis, E., Necozione et al (2009), Mirror therapy for chronic complex regional pain syndrome type 1 and stroke. New England Journal of Medicine, 361(6), pp.634-636.