Nghiên cứu tính kích ứng da và tác dụng kháng khuẩn của cao tiêu viêm trị độc-TAD trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tính kích ứng da và tác dụng kháng khuẩn của Cao tiêu viêm trị độc-TAD (chế phẩm TAD) trên thực nghiệm.
Đối tượng và phương pháp: Đánh giá tính kích ứng da trên thỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và OECD. Tác dụng kháng khuẩn được đánh giá trên 2 chủng Staphylococcus aureus ATCC 6538 và Streptococcus mutans ATCC 35668 bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch và đếm khuẩn lạc.
Kết quả: Da thỏ hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh, không có biểu hiện dị ứng, phù nề hay viêm khi đắp 2,0 g mẫu thử trên diện tích da 2,5 × 2,5 cm trong suốt 24 giờ. Chế phẩm TAD có tính kháng khuẩn tốt in vitro trên 2 chủng Staphylococcus aureus và Streptococcus mutans ở các nồng độ 0,01; 0,02; 0,05; 0,1 và 1 g/ml với giá trị MIC ở 15 và 30 phút ủ đều là 0,05 g/ml.
Kết luận: Cao tiêu viêm trị độc-TAD không gây kích ứng da thỏ và có tính kháng khuẩn với 2 Staphylococcus aureus ATCC 6538 và Streptococcus mutans ATCC 35668.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Bệnh học ngoại – phụ Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2008, tr.75-89.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, Quyết định 141/BYT-QĐ, 2015.
4. Bộ Y tế. Phương pháp thử kích ứng trên da (áp dụng cho các sản phẩm dùng trong y tế và mỹ phẩm, Ban hành kèm quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng.
5. OECD. OECD Guidelines for testing of Chemicals, Acute Dermal Irritation/Corrosion, No.404, 2015.
6. Trần Linh Thước. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2013, tr.71-101.
7. Flarer Franco. The causes of inflammatory erythema. J. Invest Dermatol, 1955, Vol 24, pp. 201-209.
8. Sato Y, Oketani H, Yamada T, Singyouchi KI, Ohtsubo T. A Xanthanolide with Potent Antibacterial Activity against Methicillin‐resistant Staphylococcus aureus. Journal of Pharmacy and Pharmacology, 1997, 49(10), pp.1042-1044.
9. Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự. Khảo sát hoạt tính, sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây sả chanh Cymbopogon citratus trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học tại Hội nghị Quốc gia lần thứ 4 về nghiên cứu và giảng dạy sinh học tại Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2020, tr.680-686.
10. Phùng Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Định. Nghiên cứu thành phần hóa học và tính kháng khuẩn của tinh dầu từ lá Bạch đàn thứ sinh (Eucalyptus) tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, 2020, 18 (1), tr.54-61.