Đánh giá tác dụng của viên nang Linh Lộc Sơn đối với một số chỉ số miễn dịch chung trên động vật thực nghiệm

Nguyễn Thị Kim Ngân1,, Phạm Thị Vân Anh2, Nguyễn Duy Cương3
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Cục Y tế, Bộ Công an

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của viên nang Linh Lộc Sơn đối với một số chỉ số miễn dịch chung trên động vật thực nghiệm.


Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm trên động vật có nhóm đối chứng. 50 chuột nhắt trắng chủng Swiss, thuần chủng được tiêm màng bụng cyclophosphamid, liều duy nhất 200 mg/kg thể trọng để gây suy giảm miễn dịch, sau đó được chia ngẫu nhiên thành 5 lô: lô 1 (Chứng sinh học), lô 2 (mô hình), lô 3 (chứng dương), lô 4,5 (uống Linh Lộc Sơn). Thời gian nghiên cứu từ tháng 05/2021-11/2021.


Kết quả: Đánh giá trên 5 chuột thử nghiệm: uống Linh lộc sơn liều 8.8g/kg: Trọng lượng lách tương đối xu hướng tăng so với hình, tuy nhiên, sự khác biệt không ý nghĩa thống (p>0,05). uống Linh lộc sơn liều 17,6g/kg: Trọng lượng lách tương đối tăng có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình (p<0,05). Trọng lượng tuyến ức tương đối ở các lô uống Linh lộc Sơn (lô 4 và lô 5) không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình (p>0,05).


Kết luận: Viên nang Linh lộc sơn có tác dụng tăng trọng lượng lách tương đối nhưng chưa rõ tác dụng đối với trọng lượng tuyến ức tương đối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh (2011), Sinh lý bệnh và miễn dịch, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
2. De Tommasi et al (2000), Miễn dịch thiết yếu, Bản dịch của Roitt I.M, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Bộ môn Dược lý (2013), Dược lý học, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
4. Phạm Thị Vân Anh (2011), Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch và chống oxy hóa của cao quả Nhàu (Morinda citrifolia L. Rubiaceae) trên động vật thực nghiệm, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Sergeeva A., Ono Y., Rios R. et al. (2008), High titer autoantibodies to GM-CSF in patients with AML, CML and MDS are associated with active disease, Leukemia, 22(4), pp.783–790.
8. Morefield GL, Jianga D, Romero-Mendez IZ, et al (2005), Effect of phosphorylation of ovalbumin on adsorption by aluminum-containing adjuvants and elution upon exposure to interstitial fluid, Vaccine 23, pp.1502–1506. (75)
9. Katzung GB (2011), Basic and Clinical Pharmacology, twelfth edition, McGraw-Hill Companies, Inc.
10. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh (2011), Sinh lý bệnh và miễn dịch, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Vũ Triệu An (2001), Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.