Nghiên cứu sự ảnh hưởng đến một số chỉ số cận lâm sàng của viên nén “thanh can - HV” trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I, II
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng đến một số chỉ số cận lâm sàng của viên nén “Thanh can - HV” trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I, II. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, có chẩn đoán là tăng huyết áp nguyên phát độ 1, 2 (theo tiêu chuẩn khuyến cáo 2018 của Hội tim mạch học Việt Nam). Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng đánh giá trước sau điều trị có đối chứng. Kết quả: Sử dụng viên nén “Thanh Can - HV”, Amlodipin điều trị bệnh nhân tăng huyết áp sau 28 ngày có sự thay đổi không đáng kể các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin máu ở bệnh nhân nghiên cứu cũng như các chỉ số Creatinin, AST, ALT, Na+, K+, Cl, pH nước tiểu của bệnh nhân, các chỉ số vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Sự khác biệt giữa các thời điểm nghiên cứu và giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Lượng nước tiểu nhóm NC có sự gia tăng, trước điều trị lượng nước tiểu nhóm NC là 1248,78 ± 166,01; sau điều trị là 1352,44 ± 166,94 sự khác biệt trước sau có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Như vậy, viên nén “Thanh can - HV” có tác dụng lợi tiểu so với nhóm dùng Amlodipin, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01, và không làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận; không gây độc cho gan thận, không ảnh hưởng tới chức phận tạo máu của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, “Thanh can - HV”.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Lân Việt (2016), Kết quả điều tra toàn quốc 2015-2016, Báo cáo khoa học tại hội nghị tăng huyết áp quốc gia lần 2 năm 2016.
3. Trần Quốc Bảo (2011), Bệnh học nội khoa Y học Cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 262-270.
4. Hoàng Bảo Châu (2006), Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr 163-173.
5. Trần Văn Huy (2018), Cập nhật khuyến cáo chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp 2018, Phân hội tăng huyết áp / Hội Tim mạch Việt Nam, Báo cáo tại Hội nghị tim mạch toàn Quốc lần thứ 16.
6. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, NXB Y học, tr 54-60.
7. Phạm Thị Hồng Hạnh (2020), đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cao lỏng Thanh can HV trên thực nghiệm. Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.