Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm.f.)

Xuân Tùng Nguyễn, Đức Lợi Vũ, Hồng Dương Lê, Thị Vân Anh Nguyễn

Main Article Content

Abstract

Mục tiêu: Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm.f.)


Đối tượng và phương pháp: Cây Thài lài trắng được ngâm chiết bằng MeOH, sau đó cắn MeOH được lắc phân đoạn với n-hexan và ethyl acetat. Sử dụng các phương pháp sắc ký thích hợp để phân lập ba hợp chất sạch, ký hiệu 1-3. Sau đó, đo nhiệt độ nóng chảy, phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT) để xác định cấu trúc hóa học của chúng.


Kết quả: Ba hợp chất được xác định là stigmasterol (1), daucosterol (2) và quercitrin (3). Trong đó, hợp chất 3 lần đầu tiên được phân lập từ loài thực vật này.


Kết luận: Nghiên cứu đã chiết xuất, phân lập được 3 hợp chất từ cắn chiết ethyl acetate của cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm.f.), gồm stigmasterol (1), daucosterol (2) và quercitrin (3).

Article Details

References

1. N. L. Burman, Flora Indica: cui accedit series zoophytorum indicorum, nec non Prodromus Florae Capensis, Biodiversity Heritage Library, 1768, Vol. 18, pp. 303.
2. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam (Tập III), NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 373.
3. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật An Giang, An Giang, 1991, tr. 455.
4. S. A. Kamble, Nutraceutical Investigations of Commelina diffusa Burm. f. Leaves – A Popular Wild Vegetable, Plantae Scientia, 2019, 2(3), pp. 34-39.
5. M. A. A. Khan, M. T. Islam, S. K. Sadhu, Evaluation of Phytochemical and Antimicrobial Properties of Commelina diffusa Burm. f., Oriental Pharmacy and Experimental Medicine, 2011, 11(4), pp. 235-241.
6. T. Sultana, M. A. Mannan, Evaluation of Central Nervous System (CNS) Depressant Activity of Methanolic Extract of Commelina diffusa Burm. in Mice, Clinical Phytoscience, 2018, 4(5), pp. 1-7.
7. A. A. Prima, R. Ahmed, A. Faruk, Z. Zafroon, P. R. Dash, Pharmacological Importance of Commelina diffusa (Commelinaceae): A Review, International Journal of Life Sciences and Review, 2019, 5(1), pp. 1-5.
8. R. A. Mou, Phytochemical and Biological Investigation of Commelina diffusa, BRAC University, Dhaka, 2017, pp. 17-32.
9. B. T. Xuan, V. D. Loi, P. T. Ha, T. M. Ngoc, B. T. K. Dung, Compounds Isolated from the Leaf of Sanchezia nobilis Hook.f., VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, 2019, 35(1), pp. 61-66.
10. M. A. Esmaeili, M. M. Farimani, Inactivation of PI3K/Akt Pathway and Upregulation of PTEN Gene are Involved in Daucosterol, Isolated from Salvia sahendica, Induced Apoptosis in Human Breast Adenocarcinoma Cells, South African Journal of Botany, 2014, 93, pp. 37-47.
11. Y. Xu, Z. Tao, Y. Jin, et al, Flavonoid, a Potential New Insight of Leucaena leucocephala Foliage in Ruminant Health, Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2018, 66, pp. 7616-7626.
12. Y. S. Kim, X. F. Li, K. H. Kang, et al, Stigmasterol Isolated from Marine Microalgae Navicula incerta Induces Apoptosis in Human Hepatoma HepG2 Cells, BMB Reports, 2014, 47(8), pp. 433-438.
13. N. E. Omari, I. Jaouadi, M. Lahyaoui, et al, Natural Sources, Pharmacological Properties, and Health Benefits of Daucosterol: Versatility of Actions, Applied Sciences, 12(5779), 2022, pp. 1-27,.
14. X. Dai, Y. Ding, Z. Zhang, et al, Quercetin and Quercitrin Protect Against Cytokine-induced Injuries in RINm5F β-cells via the Mitochondrial Pathway and NF-κB Signaling, International Journal of Molecular Medicine, 2013, 31, pp. 265-271.
15. R. R. Cutler, Secondary Metabolites/Medicinal and Pharmaceutical Uses, Encyclopedia of Rose Science, 2003, pp. 716-726.