Hiệu quả điều trị của phương pháp cấy chỉ luồn kim polydioxanon phối hợp viên nén độc hoạt tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý tại bệnh viện y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Lệ Quyên1,
1 Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ luồn kim polydioxanon (PDO) kết hợp viên nén Độc hoạt tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối thể phong hàn thấp tý.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng trên 60 bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát; thể bệnh Phong hàn thấp tý tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh.


Kết quả: Tỷ lệ giảm đau, giảm cứng khớp và cải thiện vận động khớp gối theo WOMAC ở nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05). Tỷ lệ cải thiện hết đau theo VAS sau 4 tuần  của nhóm nghiên cứu là 56,67%. Tỷ lệ người bệnh có tác dụng không mong muốn là sưng đau và chảy máu lần lượt là 10% và 3,33% ở nhóm nghiên cứu.


Kết luận: Phương pháp cấy chỉ PDO phối hợp viên nén Độc hoạt tang ký sinh là phương pháp an toàn, có hiệu quả giảm đau trong điều trị Thoái hóa khớp gối tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Trí. Bệnh học người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học, 2013.
2. Christopher W Wu, Matthew R Morrell, Emil Heinze, et al. Validation of American College of Rheumatology classification criteria for knee osteoarthritis using arthroscopically defined cartilage damage scores. Seminars in arthritis and rheumatism, Elsevier, 2005, pp.197-201.
3. Ngô Hồng Hải Đăng. Hiệu quả giảm đau của phương pháp cấy chỉ cagut kết hợp bài thuốc Đỗ ngưu bát vị trên người bệnh thoái hóa khớp gối có hội chứng Can thận âm hư, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, 2022.
4. Gillian A Hawker, Samra Mian, Tetyana Kendzerska, et al. Measures of adult pain: Visual analog scale for pain (vas pain), numeric rating scale for pain (nrs pain), mcgill pain questionnaire (mpq), short‐form mcgill pain questionnaire (sf‐mpq), chronic pain grade scale (cpgs), short form‐36 bodily pain scale (sf‐36 bps), and measure of intermittent and constant osteoarthritis pain (icoap). Arthritis care, 63 (S11), S240-S252.
5. Lại Thị Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân. Hiệu quả điều trị thoái hoá khớp gối bằng độc hoạt ký sinh thang kết hợp điện châm và bài tập vận động. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 158 (10), tr.103-110.
6. R. Zhang, L. Lao, K. Ren, et al. Mechanisms of acupuncture-electroacupuncture on persistent pain. Anesthesiology, 120 (2), pp. 482-503.
7. Jia-jia Huang, Jun-quan Liang, Xiao-kang Xu, et al. Safety of thread embedding acupuncture therapy: A systematic review. Chinese journal of integrative medicine, 2014, 27 (12), pp.947-955.
8. Nguyễn Công Minh. Hiệu quả điều trị giảm đau của phương pháp cấy chỉ catgut trên người bệnh thoái hoá khớp gối. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, 23(4), tr.239 – 246.
9. Jian‐Feng Tu, Jing‐Wen Yang, Guang‐Xia Shi, et al. Efficacy of intensive acupuncture versus sham acupuncture in knee osteoarthritis: A randomized controlled trial. Arthritis Rheumatology, 2021, 73 (3), pp.448-458.
10. Tian-Qi Wang, Yong-Ting Li, Li-Qiong Wang, et al. Electroacupuncture versus manual acupuncture for knee osteoarthritis: A randomized controlled pilot trial. Acupuncture in Medicine, 2020, 38 (5), pp.291-300.
11. Tania Dantas, McAlindon. Knee osteoarthritis: key treatments and implications for physical therapy. Brazilian journal of physical therapy, 2021, 25 (2), pp.135-146.