Đánh giá hiệu quả can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng tại bệnh viện phục hồi chức năng Đà Nẵng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, đối chứng, thực hiện trên 70 trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi được chẩn đoán ASD theo DSM V, có cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý và tự nguyện cho trẻ tham gia nghiên cứu. Trẻ được phân vào hai nhóm, nhóm nghiên cứu (35 trẻ can thiệp bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng), nhóm chứng (35 trẻ can thiệp bằng phục hồi chức năng).
Kết quả: Đa số trẻ tham gia nghiên cứu là trẻ trai (>80%) với độ tuổi trung bình là 3,8±1,1 tuổi ở nhóm nghiên cứu, 3,3±1,4 tuổi ở nhóm chứng. Sau 3 tháng can thiệp, điểm CARS trung bình của nhóm đối chứng giảm 3,8±2,43 điểm (từ 43,6 xuống 39,8) trong khi đó nhóm nghiên cứu mức giảm trung bình 7,2±1,9 điểm (từ 45,1 xuống 37,9). Nhóm nghiên cứu có mức giảm điểm CARS nhiều hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết luận: Kết hợp châm cứu và phục hồi chức năng trong can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ đem lại hiệu quả vượt trội so với sử dụng phục hồi chức năng đơn thuần.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Vui. Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam, 2017-2019, 2020.
3. Liu C, Li T, Wang Z, Zhou R, Zhuang L. Scalp acupuncture treatment for children’s autism spectrum disorders A systematic review and meta-analysis. Medicine (United States), 2019, 98(13), pp.0-7.
4. Schopler E, Reichler RJ, DeVellis RF, Daly K. Toward objective classification of childhood autism: Childhood Autism Rating Scale (CARS). Journal of autism and developmental disorders, 1980, pp.91-103.
5. Wang L, Peng J-L, Qiao F-Q, Cheng W-M, Lin G-W, Zhang Y, et al. Clinical Randomized Controlled Study of Acupuncture Treatment on Children with Autism Spectrum Disorder (ASD): A Systematic Review and Meta-Analysis. Evidence-Based Complement Altern Med, 2021.
6. Yau CH, Ip CL, Chau YY. The therapeutic effect of scalp acupuncture on natal autism and regressive autism. Chin Med, 2018, 13(1):pp.1-11.
7. Ming X, Chen X, Wang XT, Zhang Z, Kang V, Zimmerman-Bier B. Acupuncture for treatment of autism spectrum disorders. Evidence-Based Complement Altern Med, 2012.
8. Marini S, D’Ambrogio T, Esposito M, Sergi MR, Sorge G. Rehabilitation in Autism. Pilot Project on the Health Centre-Based Primary Care Model within the National Health Plan Implementation Projects. Open J Psychiatry, 2018, 8(2), pp.182-97.
9. Cheng KJ. Neurobiological mechanisms of acupuncture for some common illnesses: a clinician’s perspective. J Acupunct Meridian Stud, 2014, 7(3), pp.105-14.
10. Allam H, Eldine NG, Helmy G. Scalp acupuncture effect on language development in children with autism: A pilot study. J Altern Complement Med, 2008, 14(2), pp.109-14.