Đánh giá kết quả của “bột thuốc đắp HV” trên người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát

Lê Thị Kim Dung1,, Đoàn Thanh Thủy2
1 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả của “Bột thuốc đắp HV” trên người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát.


Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng được thực hiện trên 60 người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát. Người bệnh được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 người: nhóm nghiên cứu (Glucosamine + “Bột thuốc đắp HV”); nhóm chứng (Glucosamine + chiếu đèn hồng ngoại). Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2021-10/2021


Kết quả: Sau 20 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có hiệu suất giảm điểm đau theo thang điểm VAS là 4,20 ± 1,10 (điểm) và nhóm đối chứng là 3,53 ± 1,43 (điểm) (p<0,05). Hiệu suất tăng điểm về tầm vận động gấp khớp gối ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng tương ứng là 31,8 ± 7,62 (độ) và 25,8 ± 12,1 (độ) (p<0,05). Hiệu suất giảm điểm của chỉ số gót mông ở nhóm nghiên cứu là 13,30 ± 4,86 (cm) và nhóm chứng là 10,40 ± 5,93 (cm) (p<0,05). Hiệu suất tăng điểm theo thang điểm WOMAC ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng tương ứng là 41,20 ± 13,6 (điểm) và 34,00 ± 14,0 (điểm) (p<0,05).


Kết luận: “Bột thuốc đắp HV” có hiệu quả cải thiện tình trạng đau và cải thiện tầm vận động của gấp khớp gối, chỉ số gót mông, chỉ số WOMAC của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sharma, Leena (2021), Osteoarthritis of the knee, New England Journal of Medicine, 384.1, pp.51-59.
2. Blagojevic M, Jinks C, Jeffery A, Jordan KP (2010), Risk factors for onset of osteoarthritis of the knee in older
adults: a systematic review and meta-analysis, Osteoarthritis Cartilage, 18(1), pp.24-33.
3. Cui A, Li H, Wang D, Zhong J, Chen Y, Lu H. (2020), Global, regional prevalence, incidence and risk factors
of knee osteoarthritis in population-based studies, Eclinical Medicine, pp.29-30.
4. Trần Ngọc Ân (1994), Bệnh khớp do thoái hóa, Bách khoa thư bệnh học,Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 2, tr.67-74.
5. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thu Hiền (2002), Đánh giá tình hình bệnh khớp tại Khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), Báo cáo khoa học Đại hội toàn quốc lần thứ 3, Hội thấp khớp học Việt Nam, tr.263-267.
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Ngọc Ân (2004), Thoái hóa khớp (hư khớp) và thoái hóa cột sống, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2, tr.422-435.
7. Ferreira RM, Torres RT, Duarte JA (2019), Non-Pharmacological and Non-Surgical Interventions for Knee Osteoarthritis: A Systematic Review and Meta-Analysis, Acta Reumatol Port, 44(3), pp.173-217.
8. Đặng Thị Ngà (2019), Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với từ trường trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học y Hà Nội.
9. Phạm Vũ Khánh, Tống Thị Tam Giang (2016), Lão khoa y học cổ truyền (dùng đào tạo bác sỹ YHCT), Thoái hóa khớp, Nhà xuất bản y học, tr.168.
10. Hoàng Bảo Châu (2010), Châm cứu học trong Nội kinh, Nạn kinh và sự tương đồng với Y học hiện đại, Nhà xuất bản y học.
11. Lê Quang Nhựt, Nguyễn Minh Đức, Cao Thanh Ngọc, Lê Anh Thư (2012), Khảo sát thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (1), tr.1-5.