Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng cấy chỉ catgut kết hợp vận động trị liệu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp vận động trị liệu điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần trên một số chỉ tiêu lâm sàng và theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trong quá trình điều trị.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp can thiệp lâm sàng, tiến cứu, so sánh trước - sau điều trị, có nhóm đối chứng trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm quanh khớp vai thể đơn thuần được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu (Cấy chỉ các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Kiên liêu, Khúc trì, Thiên tông, Kiên trinh, Thiên Tuyền, Ngoại quan, Trung phủ kết hợp vận động trị liệu) và NĐC (Cấy chỉ các huyệt Hợp cốc, Kiên ngung, Kiên liêu, Khúc trì, Thiên tông, Kiên trinh, Tý nhu, Ngoại quan kết hợp vận động trị liệu) tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ tháng 6/2021 đến hết tháng 12/2022. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn nhóm đối chứng (p<0,05). Ở nhóm nghiên cứu kết quả điều trị tốt đạt 30%; khá 63,3% kết quả này cao hơn ở nhóm đối chứng: tốt 20%; khá 70%.
Không có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.
Kết luận: Sử dụng phương pháp cấy chỉ kết hợp vận động trị liệu an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, cấy chỉ catgut, vận động trị liệu.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thu Hiền (2002), Đánh giá tình hình bệnh khớp tại Khoa cơ Xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 – 2000), Báo cáo khoa học đại hội toàn quốc lần thứ 3, Hội Thấp khớp học Việt Nam, tr.263 – 267
3. Trường Đại học Y Hà Nội (2016), Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ Y tế (2013), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 327 - 329.
5. Constant C.R., Murley A. H. G. (1987), “A clinical method of function assessment of the shoulder”,
Clinical Orthopaedics and Related Research, 214, pp. 160 -164.
6. The McGill – McRomi (2005). Range of Motion Index – McROMI.